Max Plans and Mr Sky
Mời Các Bạn Đăng Nhập
Max Plans and Mr Sky
Mời Các Bạn Đăng Nhập
Max Plans and Mr Sky
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Max Plans and Mr Sky

Thư giản & giải trí
 
Trang ChínhỨng DụngGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
< class="" height="25">
language
< class="" height="25">
Tìm kiếm
 


 Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
< class="" height="25">
View Forum
< class="" height="25">
Latest topics
» CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794)
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeFri Apr 22, 2011 5:43 pm by

» F.Ăng-Ghen và tiểu sử của ông
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeSat Nov 06, 2010 9:47 am by

» Tiểu sử V.I Lênin (1870-1924)
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeSun Oct 31, 2010 7:01 pm by

» Ban Co The Cho Biet
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeFri Sep 11, 2009 10:37 am by

» lam the nao de dieu khien duoc quan linh trong game Mount & Blde
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeTue Apr 28, 2009 6:32 pm by

» KHÔNG KHÍ XUNG QUANH TA
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeWed Mar 18, 2009 9:41 pm by

» Nước Ở Khắp Nơi
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeWed Mar 18, 2009 9:40 pm by

» Đánh hay không đánh
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeFri Nov 28, 2008 12:44 pm by

» Máy bắt trộm
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeFri Nov 28, 2008 12:38 pm by

» Get off my back
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeSun Nov 23, 2008 1:33 pm by

» Get off my back
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeSun Nov 23, 2008 1:23 pm by

» Avira AntiVir Personal - Free Antivirus 8.1.0.331
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeMon Nov 10, 2008 4:13 pm by

» Đông ki sốt nhà hiệp sĩ xứ Mantra
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeWed Oct 29, 2008 4:47 pm by

» Thông báo 26/10
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeSun Oct 26, 2008 1:44 pm by

» CUỘC ĐỜI HOẠT ĐỘNG CỦA BÁC HỒ
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeSun Oct 26, 2008 12:14 pm by

» Cầu Vòng Khuyết
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeSat Oct 25, 2008 10:03 am by

» Thơ vui cho mọi người
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeWed Oct 22, 2008 3:59 pm by

» Ảnh vui lung tung
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeWed Oct 22, 2008 3:44 pm by

» Nếu... thì...
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeWed Oct 15, 2008 4:15 pm by

» Xin Chào....!
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeWed Oct 15, 2008 3:17 pm by

» Max Payne 2 Trailer
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeWed Oct 15, 2008 3:04 pm by

» Mount & Blade - Kị sĩ giao tranh
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeSat Oct 11, 2008 7:49 pm by

» Think Twice-Eve
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeSat Oct 11, 2008 7:11 pm by

» Hold on-Jonas Brothers
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeFri Oct 10, 2008 12:58 pm by

» I'm yours-Joson Mraz
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeFri Oct 10, 2008 12:43 pm by

» Công cụ từ điển trực tuyến trên website của bạn
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeMon Oct 06, 2008 10:29 am by

» Kung Fu Fighting Ost Kung Fu Panda
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeSun Oct 05, 2008 2:21 pm by

Top posters
Max_plans027
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Vote_lcapCÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Voting_barCÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Vote_rcap 
katty111111
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Vote_lcapCÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Voting_barCÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Vote_rcap 
nhoc_con_yeu_doi
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Vote_lcapCÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Voting_barCÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Vote_rcap 
dangphancongthien
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Vote_lcapCÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Voting_barCÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Vote_rcap 
giacmokhongtimthay
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Vote_lcapCÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Voting_barCÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Vote_rcap 
< class="" height="25"> Thông báo
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeThu Aug 14, 2008 11:29 am by Max_plans027
Vì nhu cầu của các thành viên:Proghe: nay tớ đã mở ra diễn đàn thư viện bài học trường để các bạn nào học không được giỏi cho lắm vào kham khảo, đặc cau hỏi. Ngoài diễn đàn tớ còn mở tạo thêm 1 bản đồ ở Portal nếu bạn nào có nhu cầu thì vào xem cho biết CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) 182529 , nhưng vì bản đồ hơi bị nặng các bạn gáng đợi mà nếu lâu quá mà không thấy lên thì ấn F5 để trang nạp lại mà nếu các bạn thấy nó nhỏ quá thì ấn
View larger map CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) 40198

Thân ái Admin CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) 40299

Comments: 0
< class="" height="25"> Quy Đinh diễn Đàn
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeMon Aug 04, 2008 8:17 am by Max_plans027
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) 976550
1. Nghiêm cấm các bài spam, hạn chế viết sai chính tả (nhưng nếu sai 1 tí thì cũng được CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) 282393 ), cấm dùng từ thô tục. CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) 594903
2. Mọi người trong diễn đàn này đều là bạn nên cấm các từ VD như Mày hay Tao:banned21:
3. Nếu bạn là thành viên diễn đàn thì hãy đóng góp sức để làm diễn đàn này trở nên hoàn hảo nha
4. Rất đơn giản ở quy định này chỉ cần cho người khác links wed này là được
5. đay là quy định để bảo mật nếu các bạn đã đăng ký vào đây thì các bạn phải thoát tài khoản khi ko lên diễn đàn nửa để bảo vệ tài khoãn khỏi bị hack.
6. Một số điều khoàn khác khi nào tớ nghĩ ra sẽ thông báo
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) 40299


Comments: 1
< class="" height="25">
Max Plans Chat
< class="" height="25">
Links To Google

 

CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giả Thông điệp
Max_plans027
Admin
Admin
Max_plans027

Nam
Age : 28 Registration date : 04/08/2008 Tổng số bài gửi : 289 Đến từ : Bình Dương

Bài gửiTiêu đề: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794)   CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeSat Aug 30, 2008 11:57 am

I. NƯỚC PHÁP TRƯÓC CÁCH MẠNG 1789

1. Tình hình kinh tế:

1.1. Kinh tế công thương nghiệp.
Trong thế kỷ XVIII, công thương nghiệp Pháp phát triển khá mạnh và tạo nên sự phồn vinh cho nưóc Pháp. Ðại diện cho ngành công nghiệp ở Pháp lúc bấy giờ là những công trưòng thủ công phân tán và tập trung. Những công trường thủ công nổi tiếng ở Pháp là: công trường sản xuất thảm hoa, len dạ, tơ lụa, xà phòng, thủy tinh...Trong công nghiệp, Pháp đã sử dụng máy móc như máy dệt, máy quay tơ, máy bơm hơi nước. Ðã có những xí nghiệp tập trung hàng ngàn công nhân như nhà máy cơ khí Le Creusot, công ty khai khoáng Anzin. Tuy nhiên chế độ phưòng hội vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong công nghiệp Pháp, nhất là trong ngành thủ công nghiệp. Những qui định ngặt nghèo của chế độ phường hội đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất công nghiệp ở Pháp, nó kìm hãm sự tự do kinh doanh và cải tiến sản xuất. Thương nghiệp cũng có những tiến bộ nổi bật, nhất là ngoại thương. Ngoại thương đã đem lại sự phồn vinh cho các hải cảng của Pháp. Paris và Lyon là những trung tâm của hội chợ quốc tế lúc bấy giờ. Pháp xuất cảng: lúa mì, len, gia súc, rượu vang, hàng xa xỉ phẩm... Pháp nhập: thuốc lá, cà phê. Việc buôn nô lệ chiếm một vị trí quan trọng trong thương nghiệp ở Pháp. Tuy nhiên nội thương không phát triển lắm vì chế độ thuế quan khá nghiêm ngặt.

1.2. Nông nghiệp.
Chiếm một vị trí quan trọng trong kinh tế Pháp với 90% dân số là nông dân. Nông nghiệp Pháp là một nền nông nghiệp lạc hậu. Nguyên nhân của tình trạng này là chế độ sở hữu phong kiến về ruộng đất. Chế độü này đẻ ra hàng loạt những nghĩa vụ phong kiến vừa phi lý, vừa bất công, nặng nề đè lên lưng người nông dân, làm cho họ mất sáng kiến và hứng thú sản xuất. Ðất đai trong nông nghiệp được sử dụng theo hai hình thức: - Thường chúa phong kiến chiếm một phần đất đai làm lãnh địa. Lãnh địa được chia thành những mảnh nhỏ, phát canh cho nông dân để thu tô. - Ngoài lãnh địa, một phần lớn đất đai được canh tác theo lối vĩnh điền nông nô. Nông dân lao động trên mảnh đất mà họ không có quyền sởî hữu và phải nộp thuế cho lãnh chúa. Khác với các tá điền, những nông dân vĩnh điền này không phải trả lại ruộng đất cho lãnh chúa nếu họ đóng thuế đều. Phương pháp canh tác rất thô sơ, lạc hậu, thể hiện rõ trong công cụ của nông dân. Ngưòi ta vẫn cày bằng những chiếc cày nặng thừa hưởng của người La mã hay những chiếc cày thô kiểu Slave. Sự bóc lột nông dân lĩnh canh hay nông dân vĩnh điền là nguồn sinh sống chủ yếu của địa chủ, quí tộc, tăng lữ. Khi kinh tế thị trường phát triển, những yếu tố TBCN của thành thị đã ảnh hưởng đến nông thôn: tô tiền thay cho tô hiện vật; những nghĩa vụ mà nông dân gánh vác như: tô, thuế, thuế 1/10 và những nghĩa vụ phong kiến khác cũng được tính bằng tiền. Quan hệ tiền tệ đã xâm nhập vào lãnh địa Pháp, nhưng nó không phá vỡ tính tự túc, tự cấp trong lãnh địa Pháp. Tóm lại, cuối thế kỷ XVIII, công thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, những yếu tố TBCN đang nổi lên, nhưng chế độ phong kiến đã ngăn cản sự phát triển đó. Tổ chức nông nghiệp phong kiến, chế độ phường hội ngặt nghèo, thuế quan nội địa nhiềìu tầng, hệ thống đo lường không thống nhất là những trở ngại đang hãm nghiêm trọng lực lượng sản xuất TBCN. ?- Những nét chính trong tình hình kinh tế Pháp trước CM?

2. Chế độ chính trị và xã hội:

2.1. Nền Quân chủ chuyên chế của Louis XVI.
Louis XVI là người đại diện cho chế độ QCCC ở Pháp. Ông nắm mọi quyền hành, không chịu một sự kiểm soát nào. Sự chuyên chế của nhà vua thể hiện ở việc tập trung cao độ quyền hành chính: vua quyết định mọi việc đối nội, đối ngoại, bổ nhiệm và cách chức các bộ trưởng, các nhân viên nhà nước, hủy bỏ các đạo luật, độc quyền trừng phạt và ân xá thể hiện qua "giấy có ấn vua". Vua có quyền bắt giam vô cớ những dân nghèo vô tội, giam giữ bao lâu tùy ý, không cần xét xử. Vua là người điều hành tối cao công việc trong nước. Giúp việc vua là các vị đại thần. Vua cử ra những quan thân cận mình để làm tổng quản ở các địa phương, những người này rất độc đoán và khắc nghiệt. Sự quan liêu, tham nhũng và bất công của các quan giám quận là một gánh nặng đối với đời sống nhân dân địa phương.

2.2. Chế độ Ba Ðẳng Cấp Pháp là một quốc gia phong kiến lâu đời.
Xã hội phong kiến Pháp chia làm ba đẳng cấp dựa trên sự phân biệt giữa những người phục vụ trong xã hội bằng lời cầu nguyện, bằng cung kiếm và lao động của họ. Hai đẳng cấp có đặc quyền:
- Ðẳng cấp I: Tăng lữ.
- Ðẳng cấp II: Quí tộc.
Hai đẳng cấp này nắm mọi chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước, trong quân đội và trong giáo hội. Ðó là hai đẳng cấp có mọi thứ đặc quyền, được miễn các loại thuế. Ðặc biệt giáo hội ở Pháp có quyền thu thuế 1/10 đối với nông dân.
-Ðẳng cấp Thứ Ba gồm: tư sản, nông dân, bình dân thành thị. + Giai cấp tư sản: đại diện cho phương thức sản xuất mới, là giai cấp tiến bộ nhất trong Ðẳng cấp Thứ Ba. Giai cấp tư sản gồm những tầng lớp sau: đại tư sản tài chính, tư sản công thương nghiệp và tiểu tư sản.
+ Giai cấp nông dân: là giai cấp đông đảo nhất trong đẳng cấp Thứ Ba cũng như trong xã hội Pháp. Nông dân Pháp bị ba tầng áp bức: nhà nước, nhà thờ, lãnh chúa. Ngoài thuế 1/10 nộp cho nhà thờ, nông dân còn phải đóng nhiều loại thuế cho lãnh chúa, và nộp những khoản phụ thu khác như khi chở lúa qua cầu hoặc sử dụng nhà máy xay lúa của lãnh chúa. Ngoài việc thu tô bằng tiền hay hiện vật, lãnh chúa còn bắt nông dân phải thực hiện những nghĩa vụ lao dịch nặng nề. Nạn đói thường xuyên đe doạ nông dân, kể cả những năm được mùa. Căm thù lãnh chúa, nông dân sẵn sàng đi theo giai cấp tư sản, và trở thành động lực chủ yếu của cách mạng.
+ Bình dân thành thị: gồm những tầng lớp có thu nhập thấp trong xã hội. Họ gồm những người làm nghề tự do, thợ thủ công, những người bán hàng rong...Trong tầng lớp bình dân thành thị, công nhân và thợ thủ công là những tầng lớp tích cực cách mạng, họ đã đi theo giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống phong kiến. Toàn bộ Ðẳng cấp Thứ Ba đều không có đặc quyền, đặc lợi. Nhưng trong mỗi giai cấp, mỗi thành phần lại có quyền lợi khác nhau, nên dễ bị phân hóa khi mục đích chung đã đạt được ở một mức độü nhất định nào đó. ?
- Phân biệt " giai cấp " và " đẳng cấp". Phân tích chế độ Ba Ðẳng cấp ở Pháp.

3. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng.
Cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến ở Pháp cũng thể hiện trên lĩnh vực tư tưởng. Các nhà văn, nhà tư tưởng tiến bộ đã tấn công vào chế độ phong kiến và giáo hội thông qua trào lưu "tư tưởng Aïnh Sâng" của thế kỉ XVIII. (Xem chương II. Bài 3 mục II. 1,2).

4. Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến. Giữa thế kỷ XVIII, nền QCCC Pháp lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Sự khủng hoảng bắt nguồn từ lĩnh vực tài chính. Louis XVI thừa hưởng một ngân khố trống rỗng do những cuộc chiến tranh của Pháp với các nước châu Âu thời Louis XV. Bên cạnh đó, sự hoang phí vô độ của triều đình làm cho ngân sách ngày càng kịêt quệ. Số nợ của nhà nước ngày càng tăng, trong khi đó các chủ nợ không chịu cho vay thêm. Các tổng thanh tra Turgot và Necker đề ra những biện pháp để giải quyết vấn đề tài chính cho nhà vua, nhưng không thành công. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1787-1788 nổ ra do sự mất mùa làm cho vấn đề khủng hoảng tài chính càng thêm nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực công thương nghiệp cũng làm ngưng trệ những hoạt động kinh doanh, nạn thất nghiệp lan tràn, nông dân bị thất thu, đói kém. Như vậy, cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính đã đưa chế độ phong kiến đến chỗ suy sụp nhanh chóng. Ðể giải quyết nạn khủng hoảng tài chính, nhà vua cho triệu tập hội nghị Ba Ðẳng cấp mà từ lâu nhà vua đã đóng cửa. Tại hội nghị, đã diễn ra sự đấu tranh quyết liệt giữa ba đẳng cấp trong vấn đề bỏ phiếu. Với thế mạnh của mình, Ðẳng cấp Thứ Ba tự tuyên bố đại diện cho dân tộc Pháp và thành lập Hội nghị Quốc dân (National Assembly). Sau đó Hội nghị Quốc dân đổi thành Quốc hội Lập hiến.
Về Đầu Trang Go down
https://maxplans027.forumvi.com
Max_plans027
Admin
Admin
Max_plans027

Nam
Age : 28 Registration date : 04/08/2008 Tổng số bài gửi : 289 Đến từ : Bình Dương

Bài gửiTiêu đề: Re: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794)   CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeSat Aug 30, 2008 3:52 pm

II. DIỄN BIẾN CỦA CÁCH MẠNG

1. Giai đoạn thống trị của Tư sản Lập hiến: nền quân chủ lập hiến.

1.1. Ngày 14.7.1789 và phong trào cách mạng ở nông thôn. Trưóc hành động cách mạng của toàn thể đẳng cấp Thứ Ba, Louis XVI tìm mọi cách chống đối. Vua đã điều 20.000 quân từ Versailles về Paris với mưu toan bóp chết cách mạng. Trước tình hình đó, giai cấp tư sản tỏ ra bối rối, nhưng QCND đã đứng lên cứu nguy cho cách mạng. Từ ngày 12. 7 đến 13.7. 1789, họ đã xuống đường cướp vũ khí. Ngày 14.7, họ kéo đến ngục Bastille. Sau vài giờ chiến đấu, ngục Bastille bị hạ. Biểu trưng của chế độ chuyên chế bị lật đổ. Lợi dụng công lao của QCND, Tư sản tài chính lên nắm chính quyền, tuyên bố chế độ Quân chủ lập hiến. Dưới ảnh hưởng ngày 14.7 ở Paris, phong trào cách mạng nổ ra ở nông thôn. Nhân dân tự vũ trang bằng cuốc, xẻng, súng săn...kéo về lâu đài của lãnh chúa, đốt những văn bản ghi các nghĩa vụ phong kiến của nông dân . Ở những nơi lãnh chúa tỏ ra ngoan cố thì nông dân thiêu hủy lâu đài, và đôi khi họ còn treo cổ lãnh chúa. Ðây là sự phản kháng mãnh liệt của nông dân ở nông thôn.

1.2. Hoạt động của Quốc Hội Lập Hiến. - Ðêm lịch sử 4.8.1789: những cuộc khởi nghĩa của nông dân đã dẫn đến đêm lịch sử 4.8. Thông qua đề nghị của tư sản và một số quí tộc tự do, QHLH đã tuyên bố sắc lệnh: Bãi bỏ chế độ phong kiến: những đặc quyền, đặc lợi của đẳng cấp I và II được thay bằng sự bình đẳng về pháp lý". Trên thực tế, những nghĩa vụ phong kiến cá nhân được xóa bỏ, nông dân được giải phóng khỏi những ràng buộc phi lý của chế độ phong kiến, nhưng vẫn chưa được quyền sở hữu về đất đai. - Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. Sau khi giải quyết vấn đề ruộng đất của nông dân, giai cấp tư sản nghĩ đến việc xây dựng nền tảng cho chế độ mới. Ngày 26.8.1789, QHLH thông qua một văn kiện có tính chất cương lĩnh: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. Tuyên ngôn gồm 17 điều khoản, được mở đầu với điều I như sau: Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng. Bản Tuyên ngôn đã nêu lên công thức nổi tiếng của cách mạng Pháp Tự do -Bình đẳng -Bác ái. Trong 17 điều khoản của Tuyên ngôn, ta thấy toát lên hai vấn đề chính: công nhận, khẳng định quyền tự nhiên của con người, tuyên bố những nguyên lý tổ chức chính trị nhằm bảo đảm quyền con người và quyền công dân. Trong khi chế độ phong kiến còn thống trị hầu hết châu Âu, bản Tuyên ngôn đã mạnh dạn tuyên bố nguyên tắc bình đẳng đối với mọi người. Ðó là văn bản khai tử chế độ cũ và là cương lĩnh của chế độ mới. ?- Những tư tưởng cơ bản trong Tuyên ngôn? Ý nghĩa lịch sử của Tuyên ngôn? -Hiến Pháp 1791. Bản tuyên ngôn được dùng làm chương mở đầu của Hiến pháp 1791, được thông qua vào tháng 9.1791. Theo Hiến pháp, chế độ QCCC trên pháp lý đã chấm dứt. Quyền lực quốc gia được điều hành bởi Quốc hội Lập pháp. QHLP là cơ quan tối cao ban hành pháp luật, trở thành công cụ thống trị trong tay giai cấp tư sản. Vua chỉ còn quyền hành pháp. Hiến pháp còn qui định chế độ tuyển cử, chia công dân làm hai loại: công dân tích cực và công dân tiêu cực. Chỉ có những công dân tích cực mới có quyền bỏ phiếu: đó là những người từ 25 tuổi trở lên, không làm thuê cho ai, phải có tên trong danh sách vệ quốc quân và phải nộp một số thuế nhất định. Những điều kiện cử tri hạn chế đó đã gạt ra ngoài quyền bầu cử của hàng triệu người lao động. Quốc hội còn thông qua đạo luật Le Chapelier nhằm cấm sự tụ tập và lập hội của công dân. -Chính sách kinh tế: Cùng với Hiến pháp 1791, những pháp chế về hành chính, tư pháp, thuế khóa và công thương nghiệp được ban hành dựa trên khẩu hiệu Hãy để cho làm, hãy để cho đi của phái BKTT. Tự do kinh doanh của cá nhân được đề cao. Quốc hội bãi bỏî các qui chế của phường hội, cho phép tự do buôn bán lúa mì, cấm nhập cảng sợi lanh và các vật liệu kiến trúc để khuyến khích sản xuất trong nước. Quốc hội còn phát hành tín phiếu, xem đó là phương tiện để thanh toán nhằm bảo đảm hệ thống tiền tệ trong nước. Tổ chức hành chính được sửa đổi. Ðặc quyền các tỉnh bị bãi bỏ. Toàn quốc được chia làm 83 quận có diện tích bằng nhau với cơ cấu tổ chức thống nhất. Hàng rào thuế quan nội địa bị bãi bỏ. Những biện pháp về kinh tế, hành chính đã có một ý nghĩa tiến bộ vì nó đã gạt bỏ những nhân tố kìm hãm sự phát triển công thương nghiệp, xóa bỏ ranh giới các khu vực, góp phần vào việc hình thành thị trường dân tộc Pháp.

1.3. Chiến tranh giữa Pháp và Châu Âu. Sau khi ngục Bastille thất thủ, quí tộc phản cách mạng lần lượt bỏ trốn khỏi nước Pháp. Louis XVI cũng tìm cách vượt biên nhưng bị bắt lại. Sau khi bị bắt, Louis XVI vẫn tiếp tục chống phá cách mạng. Ông tìm cách liên minh với các nước phong kiến châu Âu để đưa nước Pháp vào một cuộc chiến tranh. Ngày 20.4.1792. QHLP tuyên chiến với Aïo. Phổ cũng theo Aïo chống Pháp. Mặc dù thái độ phản bội của Louis XVI và chính sách hiếu chiến của phái Girondins, chiến tranh khi nổ ra vẫn là chiến tranh chính nghĩa về phía Pháp và phi nghĩa về phía châu Âu. Vua và Hoàng hậu giao kế hoạch tác chiến cho quân địch. Trong khi đó, dưới áp lực của QCND, QH ra sắc lệnh "Tổ quốc lâm nguy" quyết tâm bảo vệ đất nước. Trước thái độ không kiên quyết chống ngoại xâm của giai cấp tứ sản, QCND đã đứng lên khởi nghĩa, lật đổ sự thống trị không những của QHLP mà cả sự thống trị của nhà vua.

2. Giai đoạn thống trị của Tư sản Girondins: nền Cộng Hòa I.

2.1. Quốc ước. Sau khi tư sản tài chính bị lật đổ do cuộc khởi nghĩa của QCND ngày 10.8.1792, tư sản công thưong nghiệp lên nắm chính quyền. Bên cạnh chính quyền của tư sản, công xã cách mạng (ra đời trong cuộc khởi nghĩa 10.8.1792.) đã tồn tại như một chính quyền cách mạng của nhân dân. Dưói áp lực của công xã, QH phải đề ra những biện pháp cách mạng, bất chấp ý muốn của phái Girondins. Với những biện pháp biệt lệ do công xã đề ra, nhân dân vô cùng phấn khởi, quyết tâm chiến đấu. Ngày 20.9.1792, họ đã dánh tan quân Phổ ở Valmy. Ðây là một chiến thắng nhỏ nhưng có ý nghĩa vì là lần đầu tiên quân Pháp giáp chiến với quân địch mà không bỏ chạy. Cũng ngày 20.9.1792, QHLP tuyên bố giải tán. Ngày 20.9.1792, một Quốc Ước được bầu theo lối phổ thông đầu phiếu ra đời. Trong phiên họp đầu tiên của mình, Quốc ước tuyên bố nền Cộng Hòa I vào 22. 9. 1792. Việc tuyên bố nền Cộng Hòa đã xóa bỏ vĩnh viễn sự thống trị của chế độ phong kiến và đưa nước Pháp vào một kỉ nguyên mới dưới sự thống trị của giai cấp Tư sản.

2.2. Việc xử tử Louis XVI. Lúc mới cầm quyền, phái Girondins chiếm ưu thế trong quốc hội, nhưng phái này ngày càng tỏ rõ sự ích kỷ của mình. Trong khi đó, phái Núi tuy ít ghế trong Quốc ước nhưng là một phái kiên quyết cách mạng, tích cực bảo vệ quyền lợi cho QCND. Ngay từ đầu đã diễn ra cuộc đấu tranh giữa phái Girondins và phái Jacobins trong Quốc ước. Phái Girondins cho rằng những mục tiêu của mình đã đạt được, không cần phải triệt để đấu tranh. Trái lại, phái Jacobins cho rằng cần phải tiến hành nhiều biện pháp tích cực cách mạng hơn. Cuộc xung đột giữa hai phái còn thể hiện trong việc luận tội Louis XVI. Pháí Girondins tìm mọi lý lẽ để bênh vực, tránh tội tử hình cho Louis XVI. Trong khi đó, phái Núi đề nghị xử tử vua Louis XVI. Cuối cùng, bất chấp thái độ phản động của phái Girondins, ngày 15.1.1793, Quốc ước bỏ phiếu kết án tử hình Louis XVI và sau đó, ngày 21.1.1793 Louis XVI bị xử tử.

2.3. Những khó khăn của cách mạng: ngoại xâm và nội phản. Ðầu tháng 1.1793, cách mạng Pháp gặp rất nhiềìu khó khăn.Tháng 2.1793, nước Anh tư bản chủ nghĩa tham gia vào liên minh chống Pháp, gây nhiều khó khăn về quân sự cho Pháp. Trong nưóc, loạn Vendée nổ ra ở miền tây nam nước Pháp (tháng 3.1793). Ðây là một cuộc bạo động lớn của nông dân lạc hậu do sự xúi giục của cha cố phản động. Họ đã nổi lên giết hại nhân viên của chính quyền địa phương và từ đó cuộc nội chiến lan rộng. Loạn Vendée là một đe dọa nghiêm trọng cho cách mạng Pháp, đến nỗi Robespierre đã kêu lên: muốn cứu nguy cách mạng, cần phải đập tan Vendée. Như vậy, nền Cộng Hòa non trẻ của Pháp phải đương đầu với nhiều khó khăn. Thêm vào đó, đời sống nhân dân ngáy càng khó khăn. Họ đòi thi hành những biện pháp kinh tế và xã hội tích cực hơn. Yêu cầìu đó thể hiện ở sự xuất hiện của phái Hóa dại. Dưới áp lực của QCND và phái Hóa Dại, những người Jacobins đã yêu cầu Quốc ước phải thông qua những biện pháp cách mạng, đặc biệt là đạo luật về giá tối đa. Những mâu thuẫn giữa hai phái Girondins và Jacobins trong việc giải quyết những vấn đề của cách mạng cho thấy rằng phái Girondins ngày càng tỏ ra bảo thủ và ngoan cố, ngày càng đi vào con đường phản cách mạng. Robespierre và các đồng chí của ông đã kêu gọi nhân dân đứng lên khởi nghĩa. Trong đêm 31.5 rạng ngày 1.6.1793, QCND đã đứng lên lật đổ sự thống trị của Tư sản Girondins, đưa cách mạng tiến lên một giai đoạn mới.
Về Đầu Trang Go down
https://maxplans027.forumvi.com
Max_plans027
Admin
Admin
Max_plans027

Nam
Age : 28 Registration date : 04/08/2008 Tổng số bài gửi : 289 Đến từ : Bình Dương

Bài gửiTiêu đề: Re: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794)   CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeSat Aug 30, 2008 3:56 pm

3. Nền Chuyên Chính Dân Chủ Cách Mạng của phái Jacobins.

3.1. Sự thành lập chính quyền CCDCCM. Với việc lật đổ phái Girondins, cách mạng Pháp chuyển sang đỉnh cao: Nền Chuyên Chính Dân Chủ Cách Mạng Jacobins. Chính quyền thuộc về một bộ phận tiến bộ nhất trong giai cấp tư sản, gắn bó với quyền lợi của QCND, do đó, họ nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của QCND. Lãnh đạo phái Jacobins phần lớn là những trí thức tiểu tư sản, có tư tưởng tiến bộ, gần gũi với QCND. Ðại diện cho chính quyền này là Robesspierre, Marat, Saint Just, Danton.

3.2. Tổ chức chính quyền CCDCCM. Cơ quan tối cao của chính quyền là Quốc Ước, tập trung trong tay quyền Hành Pháp và Lập Pháp. Dưới nó là các ủy ban, hai ủy ban quan trọng là Ủy ban An ninh và Ủy ban Cứu Quốc. Ủy ban Cứu quốc có dưới quyền trực thuộc của nó tất cả các cơ quan của chính quyền và những viên chức nhà nước. Ủy ban An ninh toàn quốc lãnh đạo các cơ quan cảnh sát và tòa án cách mạng, chủ yếu là cơ quan thực hiện chính sách khủng bố đối với kẻ thù bên trong của cách mạng, nhất là việc thi hành luật những người tình nghi.

3.3. Những biện pháp của phái Jacobins.
Sau khi nắm chính quyền, phái Jacobins đã thông qua một loạt những biện pháp nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách của cách mạng. Dựa trên nguyện vọng của QCND và phát huy được tính tích cực của họ, phái Jacobins đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ những thành quả của cách mạng Pháp.
- Hiến Pháp 1793. HP được thông qua vào 24.6.1793. HP xóa bỏ việc phân biệt hai loại công dân tích cực và tiêu cực, qui định quyền phổ thông đầu phiếu cho nam công dân trên 21 tuổi. Theo Hiến pháp, quyền Hành pháp giao cho một Hội Ðồng gồm 24 người do QHLP cử ra. Hằng năm 1/2 số thành viên của uỷ ban được đổi mới. Hiến pháp 1793 được xem là hiến pháp dân chủ nhất. Nó tuyên bố những nguyên tắc tự do và dân chủ. Hiến pháp 1793 được thông qua nhưng không được thi hành do nước Pháp đang ở trong hoàn cảnh dặc biệt.
- Vấn đề ruộng đất : Quốc ước đã giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất để lôi kéo nhân dân về phía cách mạng. Ngày 3.6.1793, chính quyền cách mạng ban hành đạo luật chia tài sản của bọn lưu vong thành lô nhỏ, bán trả góp kéo dài trong 10 năm để nông dân nghèo có thể mua được. Ngày 10.7.1793, Quốc ước ra sắc lệnh chia đều đất công cho nông dân. Ngày 17.7.1793, Quốc ước ra sắc lệnh thủ tiêu các đặc quyền phong kiến, nông dân được giải phóng khỏi mọi nghĩa vụ phong kiến mà không phải bồi thưòng. Những đạo luật ruộng đất đã có tác dụng tích cực trong nhân dân, biến họ thành lực lượng trung thành với cách mạng.
- Luật giá tối đa: phái Jacobins đã thõa mãn những yêu sách của phái Hóa Dại trong việc giải quyết vấn dề lương thực, thực phẩm cho nông dân. Quốc ước đã qui định các đạo luật trừng trị bọn đầu cơ tích trữ, hạn chế việc tự do mua bán, trưng thu và định giá lưong thực, thực phẩm, tổ chức phân phối công bằng, định giá tối đa đối với mọi nhu yếu phẩm của nông dân. Tháng 7.1793, Quốc ước thông qua sắc lệnh xử tử bọn đầu cơ lương thực. Tháng 9. 1793 Quốc ước thông qua đạo luật giá tối đa về các loại ngũ cốc và bột mì trong toàn quốc. Tháng 10.1793, đạo luật giá tối đa phổ biến được ban hành. Quốc ước cũng qui định lương tốïi đa đối với công nhân. Ðạo luật Le Chapelier vẫn được duy trì, đó là hạn chế hạn chế của phái Jacobins.
- Thanh toán thù trong giặc ngoài: Việc khẩn trương trừng trị bọn phản cách mạng và dập tắt các ổ bạo động là điều bức thiết. Tòa án cách mạng được thành lập, bắt đầu hoạt động khẩn trương và kiên quyết. Những phần tử phản cách mạng lần lượt lên máy chém. Các cuộc bạo động phản cách mạng ở Vendée và những nơi khác đều bị trấn áp một cách kiên quyết. Song song với quá trình đấu tranh thắng lợi chống kẻ thù bên trong, nhiệt tình yêu nước của quần chúng cũng tăng lên.
Phấn khởi trước những biện pháp tích cực của chính quyền cách mạng, họ hăng hái phục vụ cho tiền tuyến, ra sức sản xuất, cung cấp súng đạn, nhu cầu ăn mặc cho quân lính. Ngày 23.8.1793, Quốc ước thông qua sắc lệnh "tổng động viên", qui định nghĩa vụ cho từng nhóm tuổi, từng giới. Chiến thuật quân sự mới "vận động theo hàng dọc" được áp dụng. Quân đội cách mạng được tổ chứïc lại. Nhờ những yếu tố đó, quân đội Pháp đã giành được thắng lợi lớn. Cuối tháng 12.1793, quân địch ở khắp nơi đều bị đánh bật ra ngoài biên giới Pháp.
- Ðấu tranh chống Giáo hội. Các nghi lễ như lễ rửa tội, hôn lễ, tang lễ... đều được cử hành không có linh mục. Nhà thờ bị đóng cửa. Công xã thay thế tôn giáo bằng sự tôn thờ lẽ phải và tổ chức những ngày lễî long trọng để giáo dục ý thức cách mạng trong nhân dân. Chính quyền còn đặt ra lịch mới gọi là lịch cách mạng, chống lại lịch Giáo hội. Một năm chia làm 12 tháng, tháng chia làm 30 ngày, các tháng được gọi tên theo từng mùa. Mỗi tháng chia thành 3 tuần, các ngày trong tuần được gọi tên theo các loại thảo mộc, rau cỏ, súc vật... Ngày 22.9 là ngày tuyên bố thành lập nước Cộng Hòa, được xem là tháng thứ nhất của lịch cách mạng. ?
- Vì sao nền CCDCCM của phái Jacobins được xem là đỉnh cao của CM?

4. Thoái trào của Cách mạng.

4.1. Cuộc đảo chính Thermidor. Cuộc chiến đấu chống ngoại xâm và nội phản đã tập hợp các lượng xã hội có quyền lợi khác nhau chung quanh phái Jacobins, nhưng khi những nguy cơ cách manûg bị đẩy lùi, thì những mâu thuẫn trong hàng ngũ phe cách mạng lại nổ ra. Tư sản làm giàu trong cách mạng, mong muốn hơn bao giờ hết việc xóa bỏ những đạo luật về giá tối đa để được tự do kinh doanh, họ muốn chấm dứt cách mạng. QCND thì đòi thỏa mãn hơn nữa những quyền lợi của mình. Ðó là nguồn gốc sinh ra hai phái đối lập: phái Khoan Dung và phái Cực Ðoan. Trong khi tuyến bố cương lĩnh của mình, cả hai phái đều tấn công vào Robespierre. Trước tình thế đó, Robespierre đã đàn áp cả hai phái. Do sự chia rẽ nội bộ và mất sự ủng hộ tích cực của QCND, phái Jacobins suy yếu hẳn. Thừa dịp này, tư sản phản cách mạng tổ chức cuộc chính biến lật đổ Robespierre và đồng đội của ông. Ðó là cuộc chính biến ngày 27.7.1794, chấm dứt sự thống trị của phái Jacobins. Sau khi lật đổ phái Jacobins, tư sản phản cách mạng Thermidor lên nắm chính quyền. Họ tìm mọi cách để thanh toán nền CCDCCM, thủ tiêu những thành quả của phái Jacobins. Họ tuyên bố bãi bỏ luật giá tối đa, cho tự do kinh doanh. Giá lương thực, nhu yếu phẩm tăng vọt, đời sống công nhân, thợ thủ công, nông dân vô cùng khó khăn.

4.2. Chế độü Ðốc chính. Tháng 10.1795, Quốc Ước Thermidor thông qua một hiến pháp mới thành lập chế độü Ðốc chính. Theo hiến pháp, quyền Hành pháp nằm trong tay ban Giám đốc gồm 5 ủy viên. Quyền Lập pháp thuộc hai viện: viện 500 và viện những người kỳ cựu, có khả năng hạn chế quyền hành lẫn nhau. Dưới chế độ Ðốc chính, đời sống nhân dân tiếp tục sa sút, nhiềìu cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, quan trọng nhất là cuộc khởi nghĩa của Babeuf. Babeuf chủ trương xây dựng một xã hội mới dựa trên nguyên tắc bình đẳng, trong đó mọi ngưòi đều có nghĩa vụ lao động và hưởng thụ như nhau. Ông là người đầu tiên yêu cầu xóa bỏ chế độ tư hữu, cộng đồng hóa lao động và phân phối sản phẩm. Tư tưởng của ông tiến bộ vượt hẳn tư tưởng của Rousseau và những người Jacobins. Tuy nhiên, kế hoạch khởi nghĩa của Babeuf không thành công và ông đã bị bắt. Tuy thất bại, nhưng khởi nghĩa của Babeuf đã ảnh hưởng khá lớn trong phong trào cách mạng của QCND.

4.3. Cuộc đảo chính của Napoléon Bonaparte. Lo sợ trước phong trào cách mạng của QCND và sự phục hồi của vương triều Bourbons, giai cấp tư sản thấy cần phải có một chính quyền mạnh, họ đã nhờ đến Napoléon. Napoléon làm cuộc đảo chính ngày18 tháng Sương mù 1799. Chế độ Ðốc chính chấm dứt, nền độc tài quân sự của Napoleon bắt đầu.
Về Đầu Trang Go down
https://maxplans027.forumvi.com
Max_plans027
Admin
Admin
Max_plans027

Nam
Age : 28 Registration date : 04/08/2008 Tổng số bài gửi : 289 Đến từ : Bình Dương

Bài gửiTiêu đề: Re: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794)   CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeSat Aug 30, 2008 3:57 pm

III. TÍNH CHẤT VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG PHÁP

Ðây là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, nó đã lật đổ những quan hệ lỗi thời của nền QCCCPK. Cuộc Cách mạng này đã tuyên bố một chế độ chính trị mới ở Pháp, đã giải phóng nông dân khỏi những ràng buộc phi lý của chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển. Trong cuộc cách mạng này, giai cấp tư sản đã đóng vai trò lãnh đạo cách mạng, QCND là lực lượng chủ yếu đã tham gia vào tiến trình của cách mạng và đã đưa cách mạng tiến lên, vượt ra ngoài ý muốn của giai cấp tư sản. Chính sự tham gia của QCND đã làm cho cách mạng Pháp mang tính dân chủ rộng rãi và triệt để cách mạng so với những cuộc cách mạng trước nó. Cách mạng Pháp có một ý nghĩa lịch sử quan trọng không những đối với lịch sử nước Pháp mà cả đối với lịch sử châu Âu lúc bấy giờ. Những tư tưởng dân chủ của CM Pháp ảnh hưởng đến các nước châu Âu và làm cho chế độ phong kiến ở các nước này bị lung lay. "Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng. Nó đã làm biết bao nhiêu việc cho giai cấp của nó, tức là giai cấp tư sản, đến nỗi trọn thế kỉ XIX là thế kỉ đem lại văn minh và văn hóa cho toàn thể nhân loại đã diễn tiến dưới dấu hiệu của cách mạng Pháp"
Về Đầu Trang Go down
https://maxplans027.forumvi.com
Senry
Khách viếng thăm




Bài gửiTiêu đề: Re: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794)   CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeFri Aug 27, 2010 7:18 pm

thanks a lot Smile
Về Đầu Trang Go down
admin
Khách viếng thăm




Bài gửiTiêu đề: Re: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794)   CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitimeFri Apr 22, 2011 5:43 pm

::31: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) 51317 CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) 306406 CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) 375186
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Bài gửiTiêu đề: Re: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794)   CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down

CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
Max Plans and Mr Sky :: Thế Giớ Kiến Thức :: Thư viện sách -
Create a forum on Forumotion | Động vật | cưng | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất