Max_plans027
Admin
Age : 29
Registration date : 04/08/2008
Tổng số bài gửi : 289
Đến từ : Bình Dương
|
Tiêu đề: Sự ra đờ của chủ nghĩa Mác Sat Sep 20, 2008 1:51 pm |
|
|
PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC
II-Sự Ra Đời của Chủ Nghĩa Mác
1.Mác và Ăng-ghen:
Tiểu sử Các Mác (Karl Marx): Các Mác sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 tại Trier, Đức; mất 14 tháng 3 năm 1883 tại Luân Đôn. Năm mười hai tuổi (1830) Các Mác vào học trường trung học ở Terier. Sức học của Các Mác thuộc loại giỏi, đặc biệt Các Mác nổi bật ở những lĩnh vực đòi hỏi tính độc lập sáng tạo. Các Mác cũng tỏ ra có năng lực về toán học. Mùa thu 1835, Các Mác tốt nghiệp trường trung học, sau đó không lâu, tháng mười 1835, Các Mác vào trường đại học tổng hợp Bonn để học luật. Hai tháng sau theo lời khuyên của bố Các Mác tiếp tục học ở trường Đại học Tổng hợp Berlin. Ở trường Đại học, năm 1836, ngoài luật học, sử học và ngoại ngữ Các Mác bắt đầu đi sâu nghiên cứu triết học. Mùa xuân 1837, Các Mác bắt đầu nghiên cứu kỹ những tác phẩm của Hê-ghen, sang năm 1839 thì vùi đầu vào nghiên cứu triết học, suốt cả năm 1939 và một phần của năm 1840 Các Mác tập trung nghiên cứu những vấn đề lịch sử triết học Cổ đại. Ngày 15 Tháng Tư 1841, khi mới 23 tuổi, Các Mác nhận được bằng Tiến sĩ triết học với luận án Về sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Démocrite, và triết học tự nhiên của épicure tại trường Iêna.
Tháng Năm 1843, Các Mác đến Kroisnak, một thành phố nhỏ vùng Rhein và ông đã chính thức làm lễ thành hôn với Jenny von Vestphalen. Trong các bài viết của Mác, ông đã kết luận rằng: “Giai cấp vô sản được vũ trang bằng lí luận cách mạng sẽ đảm bảo đường sứ mệnh lịch sử giải phóng loài người khỏi ách áp bức bóc lột.”
Hình 26. C.mác (1818-1883)
Tiền Sử Phri-đrích Ăng-ghen (Friedrich Engels):
Friedrich Engels (Ăng-ghen) Sinh 28 tháng 11 năm 1820 ở Barmen, Rhine Province của vương quốc Phổ (hiện nay là một phần của Wuppertal, nước Đức) và ông mất 5 tháng 8 năm 1895. Ông là con trai trưởng của một nhà sản xuất sợi dệt người Đức. Do hoàn cảnh gia đình, Engels phải dời trường Trung học và được gửi đến làm việc với vai trò một thư ký không công ở Bremen năm 1838. Trong thời gian này, Engels bắt đầu đọc các tác phẩm triết học của Hegel, một nhà giáo đã thống trị nền triết học Đức thời gian đó.
Tháng 9 năm 1838, ông đã xuất bản tác phẩm đầu tiên có tựa đề The Bedouin, trong Bremisches Conversationsblatt Số 40.
Năm 1841, Engels gia nhập Quân đội Phổ, trở thành một thành viên của đội Pháo binh Ngự lâm. Địa vị này đã đưa ông tới Berlin nơi ông tham gia theo dõi các bài giảng trong trường đại học, ông bắt đầu tham gia vào nhóm Hegel trẻ và xuất bản một vài bài trên Nhật báo sông Rhein.
Ông cho rằng giai cấp vô sản không chỉ là nạn nhân chủ nghĩa tư bản mà còn là một lực lượng có thể đánh đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và giải thoát mọi người khỏi xiềng xích.
Hình 27. Ph. Ăng-ghen (1820-1895)
2.“Đồng minh những người cộng sản” và “tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”:
Đồng minh những người cộng sản:
Trong thời gian ở Anh Mác và Ăng-ghen đã liên hệ với 1 tổ chức bí mật của công nhân Tây Âu là “Đồng minh những người chính nghĩa” sau đó đổi thành “Đồng minh những người cộng sản”. Hai ông được bầu nhiệm làm người soạn thảo cương lĩnh của Đồng minh.Vào tháng 2 năm 1848, 2 ông đã công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ở Luân Đôn.
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản:
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được viết bằng tiếng Đức, còn được gọi ngắn gọn là Tuyên ngôn Cộng sản, được xuất bản lần đầu ngày 21 tháng 2 năm 1848, là một trong các văn kiện chính trị có ảnh hưởng lớn nhất của thế giới. Được viết bởi các nhà lý thuyết cộng sản Friedrich Engels và Karl Marx, đây là tuyên ngôn của Bund der Kommunisten, tổ chức quốc tế Marxist đầu tiên trên thế giới, vạch ra mục tiêu và chương trình hành động của tổ chức này. Bản tuyên ngôn này kêu gọi hành động cho một cuộc cách mạng vô sản để lật đổ trật tự xã hội tư sản và cuối cùng sẽ mang lại một xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Hình 28 Trang bìa của Tuyên Ngôn của Đảng Cộng sản (2-1848) |
|
nhoc_con_yeu_doi
Moderator
Age : 29
Registration date : 30/08/2008
Tổng số bài gửi : 4
Đến từ : Bình Dương
|
Tiêu đề: góp ý kiến Sat Sep 20, 2008 4:19 pm |
|
|
pa ui! lần sau pa co đăng baj` lên nhớ đăng bài nao nội dung ngắn gọn, súc tích thui. baj` dai` như dzầy đọc chưa đc một nửa là lớp ngủ hjt oy` làm seo mo` kiếm điểm đc. |
|