nhoc_con_yeu_doi
Moderator
Age : 29
Registration date : 30/08/2008
Tổng số bài gửi : 4
Đến từ : Bình Dương
|
Tiêu đề: KHÔNG KHÍ XUNG QUANH TA Wed Mar 18, 2009 9:41 pm |
|
|
KHÔNG KHÍ XUNG QUANH TA Khí quyển trái đất bao gồm: khoảng 78% khí nitrogen, 21% khí oxygen, 1% khí carbonic, hơi nước và các chất khí khác. Con người và động vật đều cần không khí. Thực vật dùng ánh sắng mặt trời và khí CO2 để tạo ra thức ăn đồng thời thải ra khí oxy (quá trình tổng hợp này được gọi là quang hợp). Con người trên trái đất hít thở khoảng hơn 11.340 lít khí một ngày. Do không khí rất cần thiết cho sự sống nên giữ không khí sạch là điều hết sức quan trọng. Ô nhiễm không khí gây ra các vấn đề cho sức khỏe và có thể gây ra mưa acid, sương mù. Trái đất nóng dần lên phá hủy tầng ozone. Mưa acid là gì? Mưa acid là một hình thức ô nhiễm không khí do các hóa chất trong không khí. Các hóa chất trong không khí làm cho mưa, tuyết hoặc sương tăng tính acid hơn bình thường. Những nguồn thải ra các hóa chất này là khói thải của xe hơi, xe tải, xe buýt, lò đốt rác, nhà máy và một số nhà máy điện, đặc biệt là các nhà máy điện đốt bằng các loại nhiên liệu hình thành từ xác động vật bị phân hủy từ thời xa xưa chẳng hạn như than đá. Khi các hóa chất này kết hợp với hơi ẩm và những hật vật chất nhỏ, chúng sẽ hình thành acid sulfuric và acid nitric. Gió sẽ mang những đám mây acid này đi xa trước khi chúng rơi xuống thành mưa, tuyết, sương hoặc thậm chí thành bụi khô. Mưa acid có hại cho con người, động thực vật. đặc biệt là gây hại cho các hồ nước. Hàng ngàn hồ nước ở Canada, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển bị xem là “đã chết”. Ngay cả tảo cũng không sống trong những hồ đó được. Các loài chim và nhiều giống loài vốn dựa vào hồ nước để kiếm ăn cũng chịu ảnh hưởng theo. Mưa acid cũng có ảnh hưởng đến mùa màng và cây trồng. Nhà cửa, tượng đài và xe cộ cũng bị hư hỏng vì mưa acid ăn mòn kim loại, đá và sơn.
Thế nào là khói mù? Những lớp sương màu nâu thường thấy vào mùa hè và đặc biệt là xung quanh những độ thị lớn chính là khói mù. Thành phần chính của khói mù là ozone. Ozone khi ở trên khí quyển giúp cản bớt tia cực tím trong ánh sáng mặt trời. Nhưng khi ở thấp gần mặt đất, ozone hình thành lớp sương mù khi ánh sáng mặt trời và nhiệt độ tương tác với khí oxy và các hạt vật chất thải ra từ việc đốt các nhiên liệu có nguồn gốc từ hóa thạch (xác động thực vật bị phân hủy). Sương mù làm cho người ta khó thở, nhất là những người mắc chứng bệnh suyễn. “Báo động về tầng ozone” không chỉ dành cho thành phố Los Angeles (nổi tiếng dày đặc sương mù). Nhiều thành phố ở Mỹ đưa tin về vấn đề này lên báo chí, tivi, radio để cho mọi người biết khi nào thì khí trời có hại cho sức khỏe của họ.
Tầng ozone là gì? Khí quyển bao quanh trái đất gồm nhiều tầng. Tầng khí dày 9,6 – 48km bên trên trái đất là tầng khí ozone. Tầng ozone ngăn cản bớt tia cực tím trong ánh sáng mặt trời để bảo vệ chúng ta. Tia cực tím là tác nhân gây ra các bệnh về da. Khi vứt bỏ tủ lạnh, máy điều hòa và những đồ vật tương tự, những khí trong các máy này (có tên là khí chlorofluorocarbon, kí hiệu là CFC) thoát vào khí quyển và phá hủy tầng ozone. Hầu hết các nước hiện không còn sản xuất khí CFC nữa nhưng lượng khí này vẫn còn tồn tại trong khí quyển từ nhiều năm nay, nó phá hủy tầng ozone và làm tăng them hiệu ứng nhà khí. Mỗi năm vào tháng 8, một lỗ thủng trên tầng ozone hình thành trên vùng trời ở Nam cực (và thường liền lại vào tháng 12). Kể từ khi được phát hiện vào thập niên 1980, lỗ thủng này đã lớn gấp đôi ở Bắc Mỹ. Thỉnh thoảng ỗ thủng đã trải rộng ra đến nam Chile và Argentina. Đến một ngày nào đó thì người dân ở thành phố Punta Arenas, Chile (thành phố cực nam thế giới) phải hạn chế thời gian ra nắng của mình không quá 20 phút từ giữa trưa đến 3h chiều. Rồi đến một lúc nào đó nữa, họ sẽ không còn dám ra khỏi nhà.
Hiện tượng trái đất nóng dần lên là gì? Nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất là khoảng 14,40C vào năm 2000, tăng 0,560C so với 100 năm trước. Kể từ khi các số liệu chính xác được ghi nhận bắt đầu từ năm 1880, năm nóng nhất trong lịch sử là năm 1998. Kế đến là năm 2002 và dứng thứ ba là năm 2001. Chín năm trái đất nóng nhất đều bắt đầu từ năm 1990. Nhiệt độ tăng dần đó gọi là hiện tượng trái đất nóng dần lên. Đó là điều mà tất cả các nhà khoa học đêu nhất trí. Điều họ chưa nhất trí là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Một số nhà khoa học đều cho rằng đó là một phần trong chu chu kì nóng lên rồi nguội đi. Nhưng hầu hết các nhà khoa học đều tin rằng các chất khí thải vào khí quyển đóng một vai trò quan trọng trong hiện tượng này. Hiệu ứng nhà kính là một quá trình tự nhiên, cần cho sự tồn tại của sự sống trên trái đất. Những chất khí trong bầu khí quyển hoạt động như những tấm kính trong nhà kính (dùng để trồng rau): chúng cho phép ánh sáng mặt trời đi qua để đến bề mặt trái đấtnhưng giữ lại một phần nhiệt tỏa ra do trái đất nóng lên dưới ánh sáng mặt trời. Những chất khí tự nhiện gây ra hiệu ứng nhà kính là hơi nước, CO2, metan, oxide, nitrogen và ozone. Không có những chất khí này thì nhiệt độ trung bình của trái đất sẽ giảm đi 15,50C và khi đó thì quá lạnh, chúng ta không thể sống được. Hoạt động của con người đã thải them nhiều chất khí vào khí quyển. Khi các đô thị phát triển về độ lớn và dân số, người ta cần sử dụng nhiều điện, xe hơi hơn và phải chế tạo ra đủ thứ loại đồ dùng. Khi các ngành công nghiệp phát triên, những chất khí gây hiệu ứng nhà kính thải ra nhiều hơn do việc đốt các loại nhiên liệu như xăng dầu, than đá và khí thiên nhiên. Sự gia tăng các loại khí này làm cho “tấm kính” trở nên dày hơn, làm cho sức nóng bị giữa lại nhiều hơn trước kia. Sự nóng dần lên có thể gây ra thay đổi thời tiết tại một số khu vực. Một khi thời tiết thay đổi thì các loài động thực vật sinh sống bình thường ở những vùng đó sẽ không thể sống sót. Nhiều nhà khoa học cho rằng nhiệt độ trung bình sẽ tăng them khoảng 1,50C trong vòng 100 năm tới. Nhiệt độ tăng lên làm tan băng ở Bắc cực và Nam cực khiến mực nước của các đại dương dâng lên. Như thế thì nhiều khu vực duyên hải sẽ bị ngập lụt. Bách khoa thư thiếu nhi. |
|