Max Plans and Mr Sky
Mời Các Bạn Đăng Nhập
Max Plans and Mr Sky
Mời Các Bạn Đăng Nhập
Max Plans and Mr Sky
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Max Plans and Mr Sky

Thư giản & giải trí
 
Trang ChínhỨng DụngGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Similar topics
    < class="" height="25">
    language
    < class="" height="25">
    Tìm kiếm
     


     Display results as :
     
    Rechercher Advanced Search
    < class="" height="25">
    View Forum
    < class="" height="25">
    Latest topics
    » CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794)
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeFri Apr 22, 2011 5:43 pm by

    » F.Ăng-Ghen và tiểu sử của ông
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeSat Nov 06, 2010 9:47 am by

    » Tiểu sử V.I Lênin (1870-1924)
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeSun Oct 31, 2010 7:01 pm by

    » Ban Co The Cho Biet
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeFri Sep 11, 2009 10:37 am by

    » lam the nao de dieu khien duoc quan linh trong game Mount & Blde
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeTue Apr 28, 2009 6:32 pm by

    » KHÔNG KHÍ XUNG QUANH TA
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeWed Mar 18, 2009 9:41 pm by

    » Nước Ở Khắp Nơi
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeWed Mar 18, 2009 9:40 pm by

    » Đánh hay không đánh
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeFri Nov 28, 2008 12:44 pm by

    » Máy bắt trộm
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeFri Nov 28, 2008 12:38 pm by

    » Get off my back
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeSun Nov 23, 2008 1:33 pm by

    » Get off my back
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeSun Nov 23, 2008 1:23 pm by

    » Avira AntiVir Personal - Free Antivirus 8.1.0.331
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeMon Nov 10, 2008 4:13 pm by

    » Đông ki sốt nhà hiệp sĩ xứ Mantra
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeWed Oct 29, 2008 4:47 pm by

    » Thông báo 26/10
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeSun Oct 26, 2008 1:44 pm by

    » CUỘC ĐỜI HOẠT ĐỘNG CỦA BÁC HỒ
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeSun Oct 26, 2008 12:14 pm by

    » Cầu Vòng Khuyết
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeSat Oct 25, 2008 10:03 am by

    » Thơ vui cho mọi người
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeWed Oct 22, 2008 3:59 pm by

    » Ảnh vui lung tung
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeWed Oct 22, 2008 3:44 pm by

    » Nếu... thì...
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeWed Oct 15, 2008 4:15 pm by

    » Xin Chào....!
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeWed Oct 15, 2008 3:17 pm by

    » Max Payne 2 Trailer
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeWed Oct 15, 2008 3:04 pm by

    » Mount & Blade - Kị sĩ giao tranh
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeSat Oct 11, 2008 7:49 pm by

    » Think Twice-Eve
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeSat Oct 11, 2008 7:11 pm by

    » Hold on-Jonas Brothers
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeFri Oct 10, 2008 12:58 pm by

    » I'm yours-Joson Mraz
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeFri Oct 10, 2008 12:43 pm by

    » Công cụ từ điển trực tuyến trên website của bạn
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeMon Oct 06, 2008 10:29 am by

    » Kung Fu Fighting Ost Kung Fu Panda
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeSun Oct 05, 2008 2:21 pm by

    Top posters
    Max_plans027
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Vote_lcapNguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Voting_barNguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Vote_rcap 
    katty111111
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Vote_lcapNguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Voting_barNguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Vote_rcap 
    nhoc_con_yeu_doi
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Vote_lcapNguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Voting_barNguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Vote_rcap 
    dangphancongthien
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Vote_lcapNguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Voting_barNguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Vote_rcap 
    giacmokhongtimthay
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Vote_lcapNguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Voting_barNguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Vote_rcap 
    < class="" height="25"> Thông báo
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeThu Aug 14, 2008 11:29 am by Max_plans027
    Vì nhu cầu của các thành viên:Proghe: nay tớ đã mở ra diễn đàn thư viện bài học trường để các bạn nào học không được giỏi cho lắm vào kham khảo, đặc cau hỏi. Ngoài diễn đàn tớ còn mở tạo thêm 1 bản đồ ở Portal nếu bạn nào có nhu cầu thì vào xem cho biết Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời 182529 , nhưng vì bản đồ hơi bị nặng các bạn gáng đợi mà nếu lâu quá mà không thấy lên thì ấn F5 để trang nạp lại mà nếu các bạn thấy nó nhỏ quá thì ấn
    View larger map Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời 40198

    Thân ái Admin Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời 40299

    Comments: 0
    < class="" height="25"> Quy Đinh diễn Đàn
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeMon Aug 04, 2008 8:17 am by Max_plans027
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời 976550
    1. Nghiêm cấm các bài spam, hạn chế viết sai chính tả (nhưng nếu sai 1 tí thì cũng được Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời 282393 ), cấm dùng từ thô tục. Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời 594903
    2. Mọi người trong diễn đàn này đều là bạn nên cấm các từ VD như Mày hay Tao:banned21:
    3. Nếu bạn là thành viên diễn đàn thì hãy đóng góp sức để làm diễn đàn này trở nên hoàn hảo nha
    4. Rất đơn giản ở quy định này chỉ cần cho người khác links wed này là được
    5. đay là quy định để bảo mật nếu các bạn đã đăng ký vào đây thì các bạn phải thoát tài khoản khi ko lên diễn đàn nửa để bảo vệ tài khoãn khỏi bị hack.
    6. Một số điều khoàn khác khi nào tớ nghĩ ra sẽ thông báo
    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời 40299


    Comments: 1
    < class="" height="25">
    Max Plans Chat
    < class="" height="25">
    Links To Google

     

    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
    Tác giả Thông điệp
    Max_plans027
    Admin
    Admin
    Max_plans027

    Nam
    Age : 29 Registration date : 04/08/2008 Tổng số bài gửi : 289 Đến từ : Bình Dương

    Bài gửiTiêu đề: Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời   Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeSat Sep 20, 2008 10:40 am

    Ở Hà Nội có một con phố không dài và cũng không rộng mang tên Nguyễn Trường Tộ chạy từ Hàng Than đến Châu Long thuộc quận Ba Đình. Tên con phố này cũng chỉ mới được đặt sau Cách mạng tháng tám 1945. Rõ ràng Nguyễn Trường Tộ và sự nghiệp của ông đã được chính quyền cách mạng tôn vinh. Vậy Nguyễn Trường Tộ là ai? Đó là một nhân vật lịch sử nổi bật với tinh thần cách tân đất nước mà cho đến ngày nay, tư tưởng của ông vẫn còn mang giá trị thời cuộc.

    Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1828 tại Hưng Nguyên, Nghệ An. Năm 20 tuổi, ông có dịp sang Pháp và một số nước khác như ý, Trung Quốc. Với một trí thông minh trời phú, một khả năng quan sát nhạy bén, một kiến thức sâu rộng, nay có dịp xuất dương học hỏi. quan sát và suy ngẫm, dần dần đã hình thành trong ông một ý tưởng cách tân trước tình canh quốc gia suy yếu và hiểm họa ngoại xâm rình rập mà khả năng mất nước là khó tránh khỏi Cũng cần nhắc lại một vài nét lịch sử khi Nguyễn Trường Tộ sinh ra và lớn lên. Năm 1859. thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định. Những năm tiếp theo, Pháp lần lượt chiếm 3 tỉnh miền Đông, rồi 3 tỉnh miền Tây. ông đã ra nước ngoài, ông đã thấy họa xâm lăng của người Âu lan tràn bốn cõi. Đó là thời mà quân Anh đã chiếm An Độ, Miến Điện, Xiêm La là "thân cá chậu". Triều Tiên, theo ông nhận định ,,như cái phố nhỏ cho bọn chúng điểm tâm buổi sáng". Nói tóm lại, các nước châu Á, các quốc gia lân bang đã trong tầm ngắm xâm lăng từ Tây sang. Lúc đó, ông kiến nghị, thế địch đang mạnh, thế nước nhà đang yếu, hãy tạm hòa hoãn để tìm thời cơ. Ông đưa tờ trình mang tinh thần" hòa để tiến". Ông trình vua Tự Đức: Việc khẩn cấp nhất của đất nước là giữ cho được những gì chưa mất. Muốn vậy phải mau mau canh tân đất nước. Như vậy việc giữ nước không khó mà thu hồi những gì đã mất không chóng thì chầy cũng có thể hy vọng được. Mục đích canh tân là để nước mạnh, để giữ nước. Đó là tư tưởng nhất quán của Nguyễn Trường Tộ. Trong 14 tập tờ trình, ông đề cập tới nhiều lĩnh vực canh tân. Khai mở tình hình đại cuộc thế giới trước họa xâm lăng để vua và quần thần cùng suy ngẫm, tìm kế sách khôn khéo, lâu dài khôi phục chủ quyền những vùng đất bị mất, chính sách thuế má, khai thác tài nguyên, chính sách khai hoang, tinh binh tinh cán và hiện đại vũ khí trong quốc phòng, chính sách đổi mới giáo đục, gửi học sinh du học tại các quốc gia có nền kỹ nghệ tiên tiến, mở cửa, bắt tay với nhiều quốc gia để học hỏi và để mưu đồ chống thực dân xâm lược v.v... Trong bài báo nhỏ này, tôi xin được giới hạn một vài nội dung mà cho đến nay suy ngẫm kỹ, nó vẫn rất mới, giữ nguyên giá trị mặc dù tư tưởng của ông phát lộ cách đây dễ tới 150 năm.

    Để phá vỡ thế cô biệt, tăng thế mạnh quốc gia, ông chủ trương mở rộng ngoại giao với nhiều nước, nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của họ, ghìm bước chân xâm lăng của thực dân Pháp, tìm bè bạn học hỏi kinh nghiệm, liên kết với nhau trong các nước lân bang. Khi quốc gia hưng thịnh, hội được những điều kiện cần thiết sẽ tạo thời cơ thu hồi những vùng đất đã mất, giữ được chủ quyền, đánh đuổi Pháp quốc. ông đề nghị mở thêm nhiều cảng biển, cảng sông tiện bề giao thương kinh tế, mở rộng ngành nghề, khuếch trương buôn bán. Chủ trương cho nước ngoài vào đầu tư, việc này có nhiều ý nghĩa: Quốc gia thêm nguồn thu nhập, dân ta có thêm việc làm, lại học hỏi được công kỹ nghệ tiên tiến của Tây phương. ông quan niệm, "dân là dân của ta, đất là đất của ta, cớ sao mà sợ mất" . Đây là một cách nghĩ thật mới và chí lý của Nguyễn Trường Tộ. Khi kêu gọi đầu tư với nước ngoài. ông đề ra mấy phương thức: Các công ty nước ngoài bỏ vốn tự đầu tư, còn Nhà nước thu thuế thông qua lợi nhuận. Và cũng có thể họ cùng ta liên doanh trên cơ sở đôi bên sử dụng lợi thế của mình. đôi bên cùng có lợi. ông còn cẩn thận nhắc nhở, "cần hết sức cảnh giác khi ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài Để chấn hưng kinh tế nước nhà, ông lưu ý, phải coi nông nghiệp là gốc. Bởi thế, ông đề nghị triều đình lập ra bộ canh nông để thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Đối với đất ruộng, đất đồi, núi, trang trại, vườn tược, phàm trồng cây ăn quả, thu hoạch hay trồng cây lấy gỗ đều phải theo phép nước, có sự chỉ dẫn, quản lý của chính quyền các cấp.

    Để khuyến khích những người biết làm ăn giỏi, phải có chế độ khen thưởng xứng đáng: khen thưởng cho những người giỏi chài lưới, đánh bắt, chế biến cá mú, biết khai thác từ đất hoang phế, khuyến khích những người biết cách đào khai kênh mương, đắp đập, chống hạn, dẫn thủy nhập điền.

    Về chính sách tài chính quốc gia, chủ yếu là thuế má, ngay từ ngày đó, ý thức công bằng, hướng đến người nghèo là một tư duy sáng sủa. Ông chủ trương: Đánh mạnh thuế cờ bạc, thuế rượu, hàng tơ lụa xa xỉ, thuế nhà cao cửa rộng. Nhưng để không thất thoát thuế thu, cần điều tra dân số, ngăn chặn bọn hào lý địa phương gian đối.

    Trong giáo dục, ông phản đối lối học tầm chương trích cú, đóng cửa khư khư giữ lấy cái sự học lỗi thời chỉ cốt có học vị bằng cấp. Ông chủ trương học để thực hành. Ngay cả bản thân, ông không hề đề tên ứng thí một khoa nào, không hề có bằng cấp gì nhưng kiến thức của ông sâu rộng mang tầm bách khoa, uyên thâm trong nhiều lĩnh vực.

    Theo ông cần phải đưa vào chương trình giáo dục những tri thức về nông nghiệp, địa lý, thiên văn, công nghệ, luật pháp, nghĩa là những gì xã hội, cuộc sống hiện đại thực sự cần tới trước mắt và lâu đài, chứ không phải dùi mài tứ thư ngũ kinh với những giáo huấn xa vời của Khổng Mạnh.

    ông cũng sớm đề xuất soạn tự điển cho người học, nghiên cứu Hán học, Tây học. Có thể nói, những suy nghĩ canh tân của Nguyễn Trường Tộ bao trùm toàn bộ cuộc sống. Những đề xuất của ông không chỉ trên phương diện lý thuyết, phương hướng mà còn bàn cụ thể, rất chi tiết tới những biện pháp thực hiện. Trước khi bạo bệnh khiến ông phải từ giã cuộc đời khi chưa tròn 44 tuổi. Nguyễn Trường Tộ còn gửi một tờ trình lên Nam triều, hối thúc thực thi những chính sách canh tân của ông. Ông coi đó là những biện pháp vô cùng khẩn cấp, chớ nên nói," 'hãy để đến sang năm". Ông hối thúc triều đình cử phái bộ đi Tây để mở rộng ngoại giao, lợi dụng những khó khăn, mâu thuẫn nội bộ của Pháp đặng tìm đối sách thích hợp.

    Nhưng không chỉ phái bộ như ông đề xuất không được cử đi Tây mà những tư tưởng và biện pháp canh tân đất nước với tất cả tấm lòng đau đáu vì vận nước của Nguyễn Trường Tộ, triều đình thời vua Tự Đức cũng không hề quan tâm. Vì đầu óc bảo thủ, vì sự thờ ơ, vô trách nhiệm đối với dân với nước mà vua quan triều đình bỏ qua những chủ trương táo bạo, đúng đắn vào lúc đất nước đang cần mạnh lên hơn bao giờ hết. Trong khoảng hơn mười năm suy ngẫm, ông đã gửi nhiều tờ trình canh tân đất nước, trên một quyết sách tránh ngoại xâm, Nguyễn Trường Tộ minh chứng một đầu óc sáng suốt, một tinh thần can đảm, quyết nói thẳng, nói hết những điều mình suy nghĩ mà không sợ "khi quân" vì sự tồn vong và hưng thịnh của đất nước.

    Theo Thời báo kinh tế SG
    Về Đầu Trang Go down
    https://maxplans027.forumvi.com
    Max_plans027
    Admin
    Admin
    Max_plans027

    Nam
    Age : 29 Registration date : 04/08/2008 Tổng số bài gửi : 289 Đến từ : Bình Dương

    Bài gửiTiêu đề: Tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ lạc hậu hay đổi mới   Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeSat Sep 20, 2008 10:44 am

    Đến nay, đa số các nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam cho rằng tư tưởng của các nhà canh tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX là bảo thủ về mặt chính trị, nhất là tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ và họ thường không dành nhiều sự chú ý tới vấn đề này.

    Khi đánh giá tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ, Trần Văn Giàu viết: "ông Tộ muốn theo đòi tư bản phương Tây mà chưa cắt đứt nổi cái gốc phong kiến phương Đông". "Một đặc điểm trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ là cái mâu thuẫn giữa những nét quân chủ lập hiến, pháp trị, dân chủ của chính quyền với cái ý trung quân tuyệt đối, cái quân chủ có tính chất thần quyền". Và ông cho rằng, khi Nguyễn Trường Tộ đề cao "Vua là gốc của nước" thì đó là tư tưởng chính trị còn tệ hại hơn cả tư tưởng Nho giáo cổ đại. Bàn về tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ, Trương Bá Cần viết: "Nguyễn Trường Tộ không phải là một nhà chính trị hiểu theo nghĩa là người có một dự án chính trị cần được thực hiện bằng con đường chính quyền". "Có lẽ Nguyễn Trường Tộ không đặt vấn đề lựa chọn chế độ chính trị, quân chủ hay dân chủ, dân chủ tư sản hay dân chủ nhân dân". Những ý kiến nêu trên đều có những cơ sở nhất định, bởi đây chính là ranh giới mà Nguyễn Trường Tộ cũng như các nhà canh tân khác không vượt qua, là một đặc điểm để phân biệt giữa tư tưởng cải cách và tư tưởng cách mạng. Tuy nhiên, chúng ta cần xem xét tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ theo quan điểm toàn diện và lịch sử - cụ thể, bởi chỉ có như vậy mới hy vọng đánh giá đúng thực chất quan điểm chính trị của ông.

    Mỗi một chế độ chính trị thường bao gồm đường lối, quan điểm chính trị và thể chế chính trị. Có thể nói, hầu hết các nhà canh tân thời kỳ này đều không đặt vấn đề thay đổi thể chế chính trị và chủ trương một lòng trung với nước, với vua. Riêng tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ thì có khác hơn. Tư tưởng chính trị của ông được trình bày rải rác ở nhiều nơi, nhưng chủ yếu là trong bản điều trần "Ngôi vua là quý, chức quan là trọng".

    Đường lối chính trị của Nguyễn Trường Tộ là một hỗn hợp kinh nghiệm chính trị của các nước Á, Âu. Ông đề cao chế độ quân chủ tập quyền hiện hành với quyền uy tuyệt đối thuộc về nhà vua: "Mọi quyền lực hành vi trong một nước phải do vua nắm, và cùng với quốc dân chia sẻ nỗi vui buồn. Ngoài quy luật này ra đều là có tội cả". Ngoài ra, ông còn đề cao tư tưởng chính danh định phận, tư tưởng đẳng cấp trong cai trị: "Vua có bổn phận của vua, quan có bổn phận của quan, dân có bổn phận của dân. Danh phận mỗi người đều có cái quý trọng riêng... mỗi bổn phận có một cái cao quý riêng, không được có cái ý tưởng được voi đòi tiên".

    Lý tưởng chính trị cơ bản của Nguyễn Trường Tộ là xây dựng một thiết chế Nhà nước mà trong đó vua sáng tôi hiền, trên dưới hòa mục, thống nhất trên cơ sở thật lòng tin tưởng lẫn nhau. Ông viết: "Bề trên lo giữ pháp độ, lo việc nước thì chỉ dùng người hiền, đã theo công lý giữ pháp luật thì lệnh trên sẽ hợp điển chế không ai dị nghị, sự nghiệp sẽ không suy đốn. Kẻ làm dâu thấy thiên hạ ca tụng vua mình, so sánh người và ta thì hết lòng làm sao cho thiên hạ kính trọng vua mình hơn".

    Có thể nói, quan điểm chính trị của Nguyễn Trường Tộ là một sự hỗn dung các tư tưởng của Nho giáo, Kitô giáo và tư tưởng tư sản. Thể chế chính trị mà ông mong muốn là một thể chế hỗn hợp, đó là thể chế quân chủ thần quyền phương Đông mang màu sắc pháp quyền tư sản phương Tây. Ông đề cao quyền lực tuyệt đối của nhà vua dưới sự che chở của Chúa, dưới quyền năng của Chúa: "Tạo vật đã từng vì tội của vua quan mà trừng phạt dân ở đời này... Chúa cũng đặc biệt mượn vua quan làm roi vọt để thay Chúa mà trách nhạt. Cho nên giết vua chẳng khác gì giết Chúa". Với quan điểm này, Nguyễn Trường Tộ đã thay tư tưởng "mệnh trời” của Nho giáo bằng tư tưởng Kitô giáo trong việc kết hợp vương quyền với thần quyền. Ông cũng mong muốn một thể chế chính trị mà trong đó duy trì sự cai trị của duy nhất một dòng họ trên đất nước theo kiểu của Nhật. Ông viết: "Tôi đã hiểu rõ cái chính lý của đạo trung ái trong kinh, biết rõ danh vị là lợi ích cho nhân dân, thấy thiên hạ có sự yên trị lâu dài, lợi ích to lớn là do chỗ một họ cầm quyền, do chỗ đời đời truyền nối. Mà chế ngự được nhân tâm là do trị lý về kinh tế, và duy trì được đời đời dài lâu là nhờ ngoại giao".

    Đề cao uy quyền của vua, nhưng Nguyễn Trường Tộ yêu cầu vua không đứng ngoài pháp luật và phải thấu hiểu trọng trách mà Chúa Trời đã giao cho: "Kẻ làm vua biết rõ cái điều trời phó thác cho mình là nặng nề, mọi hoạ phúc đều do trách nhiệm ở vua, cho nên tự hạ mình ghép vào vòng pháp luật. Điều này cho thấy, Nguyễn Trường Tộ đã chịu ảnh hưởng phần nào tư tưởng pháp quyền tư sản.

    Một ảnh hưởng nữa của chính trị phương Tây trong tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ là việc ông đề nghị Nhà nước cần công khai tình hình trong nước cho toàn dân biết và mở rộng tự do ngôn luận. Ông viết: "Điều thẳng lẽ cong đều công bố cho thiên hạ, việc sai đúng phải cho mọi người bàn luận, không dám tự mình che dấu bào chữa cho cái xấu”.

    Từ những điều nói trên, chúng ta có thể hình dung mô hình chính trị - xã hội mà Nguyễn Trường Tộ mong muốn là một Nhà nước quân chủ được cai quản đời đời bởi một dòng họ. Trong Nhà nước đời vua cai trị dân chúng bằng pháp luật công bằng, nghiêm minh, thi hành đường lối phát triển kinh tế và ngoại giao rộng rãi, còn dân chúng thì tôn kính vua và tầng lớp trên vô điều kiện và được tự do ngôn luận, tham gia việc nước.

    Như chúng ta thấy, mô hình chính trị đó tương đối giống với thể chế chính trị của Nhật Bản đương thời, đất nước mà Nguyễn Trường Tộ coi là kiểu mẫu về duy tân, cải cách. Qua việc tìm hiểu mô hình chính trị đó, chúng ta thấy được phần nào sự khủng hoảng chính trị của triều Nguyễn thời kỳ này. Nhà nước phong kiến triều Nguyễn đã không còn đủ uy lực để điều hành đất nước một cách hiệu quả. Mô thức chính trị mà Nguyễn Trường Tộ đưa ra đánh dấu bước đầu tiên trong quá trình dân tộc đi tìm một mô thức chính trị mới, phù hợp với tiến trình lịch sử thế giới trong giai đoạn bành trướng sang phương Đông của các nước đế quốc Âu Mỹ. Theo sự phân tích trên, có thể nói, tư tưởng chính trị - xã hội của ông đã đạt được những tiến bộ đáng kể.

    Trung thành với mô hình chính trị đã đề xướng, Nguyễn Trường Tộ đề nghị nhiều cải cách trong cơ chế quản lý, điều hành Nhà nước. Đây chính là điểm mới cơ bản trong tư duy chính trị của ông. Ông đề nghị cải cách hành chính: hợp tỉnh, huyện nhằm tinh giản biên chế, giản lược thủ tục giấy tờ, tăng lương và có chế độ đãi ngộ thoả đảng cho quan chức để tăng trách nhiệm của họ, chống nạn tham nhũng... Đặc biệt, ông đề nghị phải bổ sung đội ngũ quan lại có thực tài, có tri thức chuyên ngành thực dụng ngoài Nho giáo vào bộ máy cai trị và xoá bỏ tệ nạn quan lại mù chữ, nhất là trong ngạch võ: "Đối với quan võ từ ngũ trưởng trở lên bắt buộc phải biết chữ để đọc binh thư”. Vấn đề cải cách giáo đục là nhằm mục đích đào tạo lớp nhân tài mới để bổ sung và dần dần thay thế cho tầng lớp quan lại cũ. Điều này nếu được thực hiện sẽ dần dần tạo ra sự thay đổi lớn trong cơ chế quản lý, điều hành Nhà nước, tạo ra sự cải cách chính trị theo mô hình mà Nguyễn Trường Tộ đề cao.

    Như trên đã phân tích, không thể nói Nguyễn Trường Tộ không có các tư tưởng cải cách về chính trị. Chúng ta có thể khẳng định ông không phải là nhà cách mạng khi mong muốn tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trung ương tập quyền, nhưng chắc chắn ông là một người có tư tưởng cải cách về chính trị khi đưa ra một mó hình chính trị mới so với Việt Nam lúc đó. Đó là một mô hình tập trung được nhiều ưu điểm của các mô hình chính trị hiện hành, đồng thời với những cải cách mạnh bạo về nhân sự và cơ chế quản lý Nhà nước.
    Về Đầu Trang Go down
    https://maxplans027.forumvi.com
    Max_plans027
    Admin
    Admin
    Max_plans027

    Nam
    Age : 29 Registration date : 04/08/2008 Tổng số bài gửi : 289 Đến từ : Bình Dương

    Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời   Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitimeSat Sep 20, 2008 10:45 am

    Chúng ta có thể cho rằng Nguyễn Trường Tộ là người lạc hậu và bảo thủ về chính trị khi quan niệm "vua là gốc nước", "trong một nước có vua bạo ngược còn hơn là không có vua". Tuy nhiên, đó chỉ là lập luận mang tính thái quá khi ông muốn nhấn mạnh lợi ích của một xã hội yên hòa, ổn định, không có những cuộc chính biến, lật đổ, không có những cuộc thay họ đối ngôi... Lợi ích đó chính là cho đại đa số dân chúng bình thường, bởi vì "nếu dân dấy loạn thì chưa tổn hại đến vua mà trước hết là hại dân". Và, xét trong toàn bộ mạch văn, chúng ta thấy lập luận đó của ông là nhằm mục đích nhấn mạnh vai trò quyết định của giai cấp lãnh đạo trong điều hành đất nước và định hướng phát triển của xã hội: "Đại phàm sự yêu hay ghét, theo hay bỏ của kẻ dưới đều do sự khuyến khích thưởng phạt của bề trên chứ không phải vì Đông Tây mà khác tính nhau. Hễ bề trên quý trọng chỗ nào thì dưới dân tranh nhau hướng đến chỗ đó". Vì thế, nếu đặt các lập luận trên của Nguyễn Trường Tộ trong văn cảnh của bản điều trần, chúng ta sẽ thấy được mục đích thực sự mà ông đặt ra là nhằm cảnh tỉnh gia, cấp cầm quyền nhận thức được trách nhiệm nặng nề của mình trước đất nước để hành động cho đúng với trách nhiệm đó.

    Trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ mặc dù còn nhiều mâu thuẫn, song đã có được những tiến bộ nhất định so với đương thời. Những hạn chế trong tư tưởng chính trị của ông có thể được lý giải bởi nhiều nguyên nhân:

    Về mặt đạo đức, trung và hiếu là hai đức tính được coi là cao nhất của đạo đức Nho giáo, của đạo đức người quân tử. Đạo đức Nho giáo đã được phổ biến hàng trăm năm và được coi trọng như khuôn vàng thước ngọc của muôn đời. Nguyễn Trường Tộ, một mặt đã được trau đồi Nho học hàng chục năm và mặt khác, nhận thức rất rõ những chuẩn mực đạo đức Nho giáo chi phối xã hội Việt Nam khi đó, đồng thời nhận thấy các chuẩn mực này không mâu thuẫn với các chuẩn mực căn bản của đạo đức Kitô giáo, vì vậy, ông đã tuân thủ các chuẩn mực về đức trung hiếu. Đến thời Tự Đức, vua vẫn là biểu tượng của nước, trung với nước là trung với vua và ngược lại. Tự Đức là biểu tượng của sự thống nhất quốc gia, là người đứng đầu nắm giữ mọi rường mối của dân tộc, có đủ uy tín để tập hợp sức mạnh toàn dân thực hiện nhiệm vụ giữ nước. Vì vậy, vua là nơi trông cậy của toàn dân. Do đó, xét về mặt đạo đức - xã hội, chưa thể đặt vấn đề thay đổi thể chế chính trị và cũng không thể yêu cầu các nhà canh tân phải có tư tưởng cách mạng về chính trị trong thời điểm đó.

    Nhưng, một nguyên nhân quan trọng hơn khiến cho các nhà canh tân khôn những không đưa ra tư tưởng thay đổi thể chế chính trị, mà còn có tư tưởng củng cố thể chế hiện tồn một cách rõ ràng, đó là do tình hình xã hội lúc bấy giờ. Có thể nói, khi bị thực dân Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam rất rối loạn. Ngoài sự rối loạn do Pháp đem tới, lúc này, xã hội còn bị xáo động bởi các nhóm chống đối vương triều Tự Đức về mặt chính trị như nhóm ủng hộ Hồng Bảo, hay nhóm những người tự xưng là hậu duệ của nhà Lê... và các nhóm chống đối về mặt xã hội như các nhóm cướp Trung Hoa, Việt Nam và hải tặc. Những sự chống đối đó gây ra sự bất ổn xã hội, đe dọa trực tiếp tới ngai vàng của Tự Đức, đặc biệt là âm mưu đảo chính của Hồng Bảo năm 1854, của Đoàn Hữu Trưng năm 1866 và cuộc nổi dậy mạo danh nhà Lê được các giám mục Pháp hậu thuẫn của Tạ Văn Phụng năm 1861. Tình hình này đã khiến cho nhà vua phải tập trung những lực lượng chủ chốt vào việc đánh dẹp nội loạn, bảo vệ ngôi báu hơn là. phòng chống ngoại xâm và kiếm tìm chiến lược giữ nước.

    Trước tình hình phức tạp đó, Nguyễn Trường Tộ thuộc phía những người trung thành ủng hộ nhà vua nhận thức được tầm quan trọng của việc ổn định chính trị của việc hòa hợp nhân tâm trong thuật trị nước. Bởi vậy, ông không thể và không bao giờ có thể đưa ra một đề nghị cực đoan về mặt chính trị là thay thế chính quyền Tự Đức bằng một chính quyền khác. Ông chỉ có thể tìm cách khắc phục những yếu kém của chính quyền đương thời băng việc đưa ra những đề nghị cải cách cụ thể mà thôi. Xét đến cùng, cách làm này bị quy định bởi toàn bộ điều kiện xã hội khách quan lúc đó. Quan niệm của Nguyễn Trường Tộ về vai trò quyết định của vua quan, của tầng lớp lãnh đạo Nhà nước đối với tiến trình xã hội lúc đó còn có cơ sở ở đặc điểm kinh tế của các nước Á Đông. Đặc điểm này đã được nhà sử học nổi tiếnt người Pháp Giăng Sơnô (Jean Chexneaux) khái quát và được nhiều nhà nghiên cứu phương Tây ủng hộ: "Phương thức sản xuất Châu Á với đặc điểm là sự đối lập giữa cộngc đồng làng xã với một quyền lực chính trị.

    Nghĩa là sự kiểm soát của bộ máy nhà nước với quy luật kinh tố, trong khi ở phương Tây, chính quy luật kinh tế là cơ sở của quyền lực Nhà nước, của quyền lực chính trị một tình hình trái ngược hẳn… Do tính quy định của chính trị đối với kinh tế và do vai trò của giới lãnh đạo như vậy nên những biến đổi kinh tế, xã hội chỉ có thể xảy ra trong hai trường hợp: hoặc là giới lãnh đạo phải tự giác đối mới, hoặc là phải có lực đẩy từ bên ngoài tới. Bởi tính bảo thủ nặng nề của giai cấp lãnh đạo triều Tự Đức nên ở Việt Nam thời kỳ này đã không có sự tự giác đổi mới, và "Điều đó giải thích tại sao kinh tế Việt Nam trước thời thuộc địa không cất cánh được vì kinh tế bị chính trị kiểm soát...".

    Có thể nói, quan niệm của Nguyễn Trường Tộ về việc duy có bộ máy quản lý đương thời trên cơ sở nâng cao tính hiệu quả của nó bằng cách cải cách hành chính và nhân sự, bằng việc đưa luật vào công tác quản lý... có tính hợp lý nhất định. Lúc này không thể đòi hỏi ông cũng như bất kỳ nhà canh tân nào phải có quan niệm cách mạng hòn về chính trị, bởi do những hạn chế chủ quan của các nhà cải cách cũng như những điều kiện xã hội khách quan như đã phân tích ở trên. Mặc dù còn một số hạn chế, nhưng tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ đã mang tính tiến bộ nhất định. Đây là một đóng góp quan trọng về mặt tư tưởng vào kho tàng tư duy chính trị của dân tộc. Đứng ở thời điểm hiện đại để đánh giá, chúng ta không thể phủ nhận ý nghĩa phương pháp luận mà những quan niệm của Nguyễn Trường Tộ về vai trò của tàng lớp lãnh đạo, về việc duy trì sự hòa hợp, ổn định xã hội... đã gợi mở.

    Theo Tạp chí Triết học
    Về Đầu Trang Go down
    https://maxplans027.forumvi.com
    Sponsored content





    Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời   Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời Icon_minitime

    Về Đầu Trang Go down

    Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
    Trang 1 trong tổng số 1 trang

    Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
    Max Plans and Mr Sky :: Thế Giớ Kiến Thức :: Thư viện sách -
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất