nhoc_con_yeu_doi
Moderator
Age : 29
Registration date : 30/08/2008
Tổng số bài gửi : 4
Đến từ : Bình Dương
|
Tiêu đề: Nước Ở Khắp Nơi Wed Mar 18, 2009 9:40 pm |
|
|
Nước Ở Khắp Nơi
Trái đất là một hành tinh nước. Nước chiếm hơn 2/3 bề mặt trái đất và mọi sự sống trên trái đất đều cần có nước. Nước không chỉ là một phần trong nhu cầu của cuộc sống con người (để nấu nướng, tắm giặt) mà nó còn chiếm 75% trong não và 60% toàn bộ cơ thể chúng ta. Người ta có thể chịu đói cả tháng nhưng không nhịn khát được quá một tuần. Nước còn được dung để làm nguội máy móc trong nhà máy, sản xuất ra điện và tưới tiêu đất trồng trọt.
Có bao nhiêu nước uống được? Nước biển chiếm đến 97% lượng nước trên thế giới. băng tuyết ở hai cực chiếm khoảng 2%. 1% còn lại thì nước ngầm ở rất sâu dưới lòng đất chiếm một nửa, chỉ còn 0,5% là nước ngọt cho chung con người, thực vật, động vật trên trái đất. Nguồn nước ngọt này được tái tạo chỉ nhờ vào nước mưa.
Nước uống từ đâu mà có? Hầu hết các đô thị nhỏ sử dụng nước ngọt lấy từ nguồn nước ngầm – nước ngầm hình thành do tuyết tan và nước mưa thấm xuống đất tích tụ lại rồi chảy ra trong các giếng đào. Những thành phố lớn thường dựa vào các hồ nước hoặc các bể nước dự trữ. Một số vùng trên trái đất khan hiếm nước ngọt thì thực hiện một giải pháp có tên gọi ngọt hóa nước biển (khủ muối trong nước biển) nhưng biện pháp này rất chậm và tốn kém.
Chu trình chu chuyển của nước: cuộc hành trình bất tận Nước rất đặc biệt. Đó là vật chất duy nhất trên trái đất tồn tại tự nhiên ở cả ba dạng: rắn (nước đá), lỏng và khí (hơi nước). Nước không bao giờ sôi tự nhiên (trừ vùng xung quanh núi lửa) nhưng rất dễ bốc hơi. Những đặc tính này làm cho nước có một chu trình chu chuyển lặp đi lặp lại.
Nước bốc hơi như thế nào? Ánh nắng mặt trời làm cho nước ở bề mặt đại dương, ao hồ và song suối biến thành hơi nước. Đó là sự bay hơi. Hiện tượng quang hợp của thực vật cũng thải ra hơi nước. Động vật cũng thải ra một ít hơi nước trong quá trình hô hấp. Đó là sự thoát hơi.
Nước sinh ra từ không khí như thế nào? Không khí ẩm mang hơi nước nhiều hơn không khí lạnh. Khi không khí ẩm bay vào khí quyển nó sẽ lạnh đi và hơi nước kết tụ lại thành những hạt nước li ti tạo ra những đám mây. Khi nhưng hạt nước li ti trở nên lớn hơn, trọng lực trái đất sẽ làm cho chúng rơi xuống tạo thành hiện tượng mưa nói chung (mưa, tuyết, sương, mưa đá… đều là các hình thái của mưa).
Rồi nước đi đâu? Tùy thuộc vào vùng đất có mưa mà nước mưa rơi xuống sẽ: 1. Bay hơi rồi trở lại vào khí quyển; 2. Chảy vào song suối; 3. Được cây côi hấp thu; 4. Ngấm sâu vào đất tạo thành nước ngầm; 5. Tạo thành tuyết và đóng thành những khối băng vĩnh cửu.
VÌ SAO CHÚNG TA CẦN VÙNG ĐẦM LẦY Vùng đầm lầy là vùng đất ẩm ướt vì có nước (ngập nước hoặc có nước trên bề mặt hoặc gần lớp bề mặt) ít nhất là một thời gian nhất định nào đó hàng năm.
● Trữ nước. vùng đầm lầy hấp thu và giữ nước như những miếng xốp hút nước, thải nước trở lại từ từ. khi có lũ lụt, một cánh đầm lầy có thể giữ được khoảng 6.820 triệu lít nước.
● Làm sạch nước. Nước đầm lầy chảy chậm nên những chất cặn bã sẽ lắng xuống đáy. Rễ cây sẽ lọc lấy những chất thải của người và động vật.
● Tạo môi trường sống. Vùng đầm là nơi sinh sống của một lượng khổng lồ các loài thực vật, cá và các loài thú hoang dã. Hơn 1/3 của tất cả các giống loài đang có nguy cơ tuyệt chủng ở Mỹ sống ở vùng đầm lầy.
Hiện chỉ còn khoảng 100 triệu mẫu Anh (tức khoảng 40 triệu ha) đầm lầy ở 48 tiểu bang của Mỹ, chưa tới một nau73 so với năm 1600. Đầm lầy biến mất khi con người tháo nước lấy đất trồng trọt, xây đập biến đầm lầy thành các ao hồ hoặc san bằng để xây dựng những khu vực phụ cận.
NƯỚC KÊU CỨU Ô nhiễm: nước bị ô nhiễm không thể dung để uống, tắm rửa, tưới ruộng hoặc tạo môi trường sống cho các loài động thực vật. Những nguồn gây ra ô nhiễm là nước thải, hóa chất từ các nhà máy, phân bón, thuốc diệt cỏ và các hố rác bị rò rỉ. Nói chung, mọi thứ mà con người chon xuống đất đều đi vào quá trình chu chuyển của nước. Liên hợp quốc đã công bố năm 2003 là “Năm nước sạch” để nhắc nhở mọi người về sự quan trọng sống còn trong việc bảo cệ nguồn nước sạch quý giá.
Khai thác cạn kiệt: nước sử dụng nhanh hơn quá trình tái tạo tự nhiên thông qua chu trình của nước đã làm nảy sinh thêm vấn nạn. Khi lượng nước ở các hồ cà bể chứa nước được lấy ra cho việc ăn uống, tắm giắt và các nhu cầu khác nhanh hơn là lượng nước tích vào thì mực nước sẽ tụt xuống. Cộng them lượng mưa thấp hơn bình thường thì các nguồn nước này sẽ cạn kiệt. trong một số trường hợp, những hồ nước ngọt đã trở nên mặn hoặc hoàn toàn khô kiệt.
Nước rỉ đáng sợ: chỉ cần một vòi nước còn rỉ nước dù thật chậm (một phút một giọt) cũng sẽ làm lãng phí khoảng 144 lít nước một năm. Nhân lên cho hàng triệu hộ gia đình thì sẽ thấy nước thất thoát nhiều như thế nào! Tư liệu: bách khoa thư thiếu nhi |
|